Friday, September 21, 2018

Trẻ kém hấp thu – vấn đề muôn thuở của trẻ nhỏ

Trẻ kém hấp thu – vấn đề muôn thuở của trẻ nhỏ

Làm cha mẹ, ai cũng có một nỗi ám ảnh với cân nặng của con cái. Nếu con ăn nhiều nhưng cân nặng vẫn "giậm chân tại chỗ", thậm chí còn sụt cân chắc chắn sẽ là nỗi trăn trở của nhiều ông bố bà mẹ. Nguyên nhân chính của tình trạng này, chính là việc trẻ kém hấp thu, hoặckhông hấp thu.

1. Nguyên nhân chủ yếu là do

Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu dinh dưỡng : chế độ dinh dưỡng của trẻ cần cân bằng đủ 4 nhóm chất : chất béo, chất đạm, đường bột, vitamin và khoáng chất giúp trẻ luôn khỏe mạnh, ăn ngon và hấp thu dinh dưỡng tối đa.

 Phụ huynh cho trẻ ăn không đúng cách, thời gian cho trẻ ăn không khoa học, hợp lý, ăn quá sớm hoặc quá muộn. Hoặc do bố mẹ chế biến đồ ăn không phù hợp với khẩu vị và độ tuổi của trẻ.

 Bé bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đặc biệt là với những bé từng phải sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài.

 Cơ thể trẻ bị thiếu các vi chất cần thiết cho hệ tiêu hóa như selen, kẽm.

 Thiếu Enzyme: Enzyme đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thu. Vì vậy, thiếu hụt enzyme sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thức ăn ở đường ruột.

 Do bệnh lý của tuyến tụy, gan, túi mật.

 Bé mắc các bệnh lý của ống tiêu hóa như viêm ruột, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích,…

Dị ứng thức ăn, rối loạn tiêu hóa: Hiện tượng này xảy ra khi trẻ ăn phải các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (thực phẩm ôi thiu, chứa hóa chất,…).

 Trẻ bị nhiễm giun sán, ký sinh trùng đường ruột.

 Trẻ bị táo bón hoặc tiêu chảy, phân sống kéo dài.

 Trẻ bị viêm hô hấp (sốt cao, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm phế quản,…).


2. Dấu hiệu nhận biết bé ăn không hấp thu

Khi trẻ có những triệu chứng sau, bố mẹ nên chú ý, đó có thể là những biểu hiện cho thấy trẻ kém hấp thu:

 Trẻ hay bị đau bụng, bụng căng chướng hoặc có hiện tượng sôi bụng.

 Trẻ thường xuyên mệt mỏi, uể oải, ngủ không ngon giấc.

 Trẻ đi ngoài phân lỏng, khối lượng phân nhiều, có mùi tanh, màu nhợt và có váng nổi lên trên như dầu mỡ.

 Trẻ sụt cân hoặc không tăng cân, trẻ biếng ăn, chậm phát triển chiều cao.

Các triệu chứng trên khá giống với các bệnh lý về đường tiêu hóa khiến nhiều phụ huynh nhầm lẫn. Do đó, tốt nhất để phát hiện sớm chính xác bé ăn không hấp thụ, bố mẹ cần theo dõi trẻ hàng ngày và thăm khám bác sĩ dinh dưỡng khi cần thiết.

No comments:

Post a Comment